Bạn được nghe nói rất nhiều về Gamification, những chiến dịch với những con số ấn tượng. Đồng thời, ngân sách để invest vào mỗi chiến dịch cũng cực kỳ lớn, hoặc thậm chí người ta không nhắc đến. Bằng một cách nào đó, Gamification được hiểu như một sân chơi của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh cực lớn. Đúng hay sai? Hãy cùng Thảo tìm hiểu về Gamification và một góc độ nào đó giúp chúng ta giải đáp được thắc mắc trên nhé.
Gamification là gì?
Gamification (hay còn gọi là Game Hóa) là kỹ thuật ứng dụng các tư duy thiết kế trò chơi (game) vào trong đời sống thực tế.
Lợi ích của Gamification cũng rất nhiều người nhắc đến, nhưng đơn thuần sau cùng, việc chúng ta Game Hóa một điều gì đó sẽ giúp người chơi (player hoặc end-user) có động lực tham gia nhiều hơn. Từ đó giúp đạt được nhiều kết quả thú vị.
Gamification được ứng dụng nhiều trong giáo dục, kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự.. và nhiều những thị trường khác. Tuy nhiên, để hiểu và sử dụng hết những chức năng thú vị của Gamification thật không dễ dàng.
Thậm chí xung quanh Gamification cũng còn rất nhiều những sai lầm về việc hiểu bản chất và cách sử dụng. Tuy nhiên, trong giới hạn bài viết này, Thảo chỉ share cho mọi người một góc nhìn cơ bản thôi: Gamification không phải sân chơi dành cho doanh nghiệp nhỏ. Đúng hay sai?
Khi chúng ta đã hiểu một phần nào đó về Gamification, có thể dễ dàng suy luận rằng thực tế Gamification không phải là những chiến dịch có giải thưởng khủng, hoặc một hệ thống chơi game cồng kềnh hoành tráng, mà đó là việc ứng dụng cụ thể 08 động lực của con người vào trong đời sống thực tế mà thôi.
Hãy cùng Thảo phân tích dựa trên một ví dụ cụ thể nhé:
Bạn rủ 3 người bạn nữa cùng đi ăn tại một nhà hàng đang có khuyến mãi “Đi 4 tính tiền 3”
Bạn nghe quen không? Những dạng khuyến mãi (promotion) như thế này Thảo bắt gặp cực kỳ thường xuyên luôn:
- Mua 2 tính tiền 1 khi thanh toán ứng dụng đọc sách
- Đi 4 tính tiền 3 khi đến nhà hàng buffett
- Nộp học phí cho 2 người được giảm giá 30%
- …v…v…
Nhờ cơ sở lý luận và tư duy theo góc nhìn Gamification, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu lý do vì sao rất nhiều thương hiệu lại đưa ra chương trình như vậy.
Theo yếu tố động lực #05 Ảnh hưởng xã hội và khả năng gợi nhớ, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, những mối quan hệ liên kết trong xã hội như bạn bè, đồng nghiệp, bạn bè, người yêu, người thân trong gia đình.. luôn ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều mà có khi con người không thừa nhận.
Chúng ta dễ dàng lôi kéo ai đó để cùng đi mua hàng với mình, chỉ vì chương trình khuyến mãi. Chúng ta sẵn sàng lắng nghe lời giới thiệu của một người quen khi tìm kiếm một dịch vụ nào đó hơn là đọc một bài viết quảng cáo.
Những động lực ngầm hiểu này có thể một cách dễ hiểu, gọi là insight. Những điều vốn con người đang suy nghĩ về, nhưng lại ít khi thừa nhận.
Bài phân tích về “08 động lực Gamification & Behavioral Design” Thảo sẽ phân tích sâu hơn trong một bài viết sau, bạn có thể tham khảo hình minh họa dưới đây để dễ dàng hình dung cơ bản nhé. (Bài viết này Thảo sẽ bổ sung sau)
(Thảo học và tham khảo từ một nhà nghiên cứu Gamification từ Nhật Bản: Yu-kai Chou)
Gamification có thật sự hữu ích?
Giống như bất kỳ một phương thức marketing nào đó khác, Gamification cũng mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Bằng cách mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng, Gamification giúp những chiến dịch marketing chuyển hướng đa chiều và tích cực hơn.
Vào đầu thế kỷ 20, marketing vốn chỉ là phương tiện tuyên truyền những lợi ích hữu hình của sản phẩm một cách đơn giản và gãy gọn nhất có thể. Vào thời điểm đó, người ta tin rằng mọi người mua hàng dựa trên sự thật và thông tin. Nếu ai đó muốn mua phô mai, thì bạn phải cho họ thấy vì sao phô mai của bạn ngon hơn (“Sữa dê Pháp tươi ngon nhất, bảo quản trong 12 ngày, được vận chuyển trong tủ lạnh!”). Họ cho rằng người tiêu dùng quyết định mua hàng dựa trên lý trí.