Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Học kỹ năng Marketing và Sale từ Squid Game (trò chơi con mực)

Chúng ta thấy báo chí, truyền thông, cộng đồng mạng.. sục sôi vì phim này Squid Game. Lần đầu tiên có phim Hàn được đứng top 1 trên Netflix. Chúng ta nhìn thấy người khen kẻ chê, người ủng hộ kẻ phản đối. Cũng nhìn thấy được rất nhiều những bài học (tuỳ người) được rút ra từ trong phim. Nhưng nếu đặt một nhiệm vụ, rằng phải rút ra được 04 bài học to lớn, về kỹ năng Marketing và Sale từ Squid Game. Chúng ta sẽ có gì?

Làm thế nào để đạt được KPIs 456 người như anh Sale Executive của Squid game?

Quan tâm đến tỉ lệ chuyển đổi

Phải hiểu rõ một điều, rằng để có được 456 người tham gia vào game, chúng ta cần có nhiều đối tượng được tiếp cận hơn. Tính một bài toán tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) cơ bản chúng ta có như hình sau.

Tỉ lệ đang được tính là tỉ lệ “tuyệt vời” nhé.

Bình thường, mình thấy các con số này sẽ có xê dịch lên xuống. Tuỳ vào sản phẩm mà có CR khác nhau. Tuy nhiên đây là con số trung bình thường thấy. Có phần hơi ưu ái thêm một tí nữa.

Trong marketing, các thuật ngữ này có thể hiểu và liên kết với một việc đơn giản như Facebook Ads sẽ ra sao?

  • Awaresss: Số lượng khách hàng reach được trong bài post của mình.
  • Interest: Số lượng khách hàng tương tác với post, fanpage.. kiểu like, share, comment.
  • Desire: Số lượng khách hàng để lại lời nhắn trong phần inbox, hoặc comment mua hàng, hoặc đặt trực tiếp qua hotline, website.
  • Action: Số đơn hàng thực sự được chốt.

Nhẩm tính: Chúng ta có chuyển đổi từ 921.000 người bị tát -> 456 người tham gia. Tỉ lệ chuyển đổi ở đây là 0.0495%.

Tương tự Squid Game, khi các bạn làm marketing, kinh doanh.. cũng cần phải lưu ý đến những chỉ số này. Dùng để đưa ra dự kiến ngân sách phù hợp, đưa ra tỉ lệ chuyển đổi est và tối ưu hoá nó tốt hơn.

Hãy tưởng tượng nếu Squid Game có thể tối ưu hoá được CR tốt hơn thì thay vì 921.000 người bị tát, chúng ta chỉ có 45.600 người bị tát thôi trong trường hợp CR = 1%.

Nhận diện thương hiệu đồng nhất

Từ namecard đến thiết kế nội thất, không gian chơi game, quần áo cho người tham gia, trang phục của nhân viên..

Nói chung đây là một thương hiệu có tính chất cầu toàn, chỉn chu ở mức độ cao. Cùng nhìn lại các thiết kế nhận diện thương hiệu của team thiết kế trò chơi nha.

Squid Game" đại thành công, đạo diễn vẫn không vội làm phần 2 | VTV.VN
Hình ảnh tam giác, tròn, vuông.. và màu hồng – xanh lá xuyên suốt bộ phim.
Squid Game - Trò Chơi Con Mực chiếu Netflix bị nghi ngờ đạo nhái
Trò chơi chủ chốt cũng được vẽ từ 3 hình tròn, vuông, tam giác nè.
Kỹ xảo hình ảnh trong phim bom tấn Squid Game đều là do người Việt làm
Nhìn thấy mấy vệt máu mà hoảng..

Hãy lưu ý đến việc sử dụng phối màu. Ở đây thương hiệu sử dụng primary color là màu hồng và xanh lá. Secondary color là xanh dương, vàng. Việc sắp xếp và sử dụng uyển chuyển làm cho phần nhìn gần như chiếm trọn điểm ưu ái.

Tham khảo một vài palette màu của phim nha. Thảo gom nhặt từ Pinterest.

color palette cinema squid game
Chủ yếu là hồng.
Chủ yếu là xanh (nhấn nhá hồng nè)

Tương tự như vậy, nếu bạn đang băn khoăn không biết cần phải bắt đầu từ đâu để có thể thiết kế được bộ nhận diện thương hiệu cho brand của mình. Hãy tham khảo cách sử dụng màu sắc của Squid Game nha (đùa thôi).

What are Brand Colors and How to Use Your Brand Colors » Mark Brand Boutique
Tham khảo palette của một brand Thảo lấy được từ Google.

Target đúng nhóm đối tượng khách hàng

Trong phim đã có thời điểm người chơi không tiếp tục tham gia nữa và mọi người trở về lại với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, sự khao khát trong họ ngày càng lớn. Nỗi đau (pain point) của họ vẫn chưa được giải quyết.

Ngay thời điểm nỗi đau đó lại tiếp tục quay trở về và dày xéo họ, tổ chức này lại tiếp cận thêm một lần nữa (remarketing).

Hành trình này trong marketing có thể hiểu như một thời điểm drop khách hàng. Và chúng ta vẫn kiên nhẫn tương tác, liên hệ lại với họ. Bạn có nhận thấy được điểm quen thuộc ở đây mà chúng ta cũng thường hay gặp phải?

Đó là Facebook luôn xuất hiện các quảng cáo “một cách rất vô tình” ngay sau khi chúng ta nói chuyện, nhắn tin với bạn bè rằng chúng ta đang cần mua một món hàng nào đấy?

Một trong những phân cảnh làm mình suy nghĩ rất nhiều trong bộ phim The social dilemma

Để nói về việc này chắc không bao giờ là đủ mất. Nhưng nhìn chung bạn có thể hiểu rằng việc tổ chức từ Squid Game họ có thể lôi kéo lại 456 người chơi, quay về với trò chơi. Nó không phải là MỘT ĐIỀU HIỂN NHIÊN.

Đó là cả một sự dày công nghiên cứu, hoạch định phân tích. Vẽ ra được chân dung của họ, tìm ra được những ước mơ, lo lắng, nỗi đau.. của họ. Thứ mà chúng ta hay gọi là insight, trong phim này nhìn sơ qua có thể hiểu “chỉ là tiền” nhưng thực tế khi đào sâu vào bên trong còn rất nhiều thứ khác nữa.

Đối với nam chính, insight là việc tiền khiến bố con anh xa nhau, khiến mẹ không được chữa bệnh…
Đối với người đàn ông học thức này là sợ mất thể diện và sự tự hảo của mẹ đặt trên vai mình
Đối với người con gái xấu số này là sự hạnh phúc, yên bình bên cạnh em trai (Diễn viên HoYeon Jung thủ vai)

Cũng là vì “tiền” – nhưng insight và cách hiểu, cảm nhận của mỗi nhân vật lại rất khác nhau.

Đó là lý do chúng ta thực sự cần phải đào sâu và kỹ càng về những nỗi lo của từng khách hàng để có thể giải quyết được vấn đề cho họ. Thảo không tiện nói quá nhiều, nhưng mọi người có thể tham khảo bài viết về Persona và 09 câu hỏi để bắt đâu xây dựng được nó.

Tổ chức này nghiên cứu từng khách hàng cụ thể. Có dẫn chứng số liệu (số tiền đang nợ).

Cho dùng thử và có CTA

Chắc hẳn ai cũng nhớ đến những cái tát của anh Yêu Tinh (Gong Yoo) ở khu vực chờ tàu điện ngầm.

Tóm gọn lại phân cảnh này bằng vài gạch đầu dòng rất đơn giản:

  • Cho dùng thử và trải nghiệm tính năng
  • Khiến họ quan tâm và tin tưởng
  • Thể hiện sự quan tâm và am hiểu về khách hàng
  • Phân tích rõ cho khách hàng thấy được tính năng và lợi ích của thương hiệu
  • Kêu gọi hành động (call to action)
  • Chỉ để lại contact và chờ đợi một cách lịch sự.
Lời kêu gọi hành động lịch sự hihi.

Đây là chiến lược hoàn toàn đúng đắn của bất kỳ marketer nào. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo và học cách ứng dụng cho phù hợp.

Trước khi khách hàng phải trả một khoản tiền để mua sản phẩm, dịch vụ của bạn, họ cần phải được trải nghiệm. Trải nghiệm này có nhiều cảm xúc đủ để họ ghi nhớ về thương hiệu của bạn hay không?

Và đặc biệt, đừng quên nói cho khách hàng biết được rằng chúng ta sẽ làm được điều gì cho họ.

Lời kết.

Chúng ta hẳn có rất nhiều cảm xúc khi xem xong bộ phim này.

Trong suốt thời gian đấy, mình chỉ nghĩ được quẩn quanh mấy thứ như trên. Sức mạnh của đồng tiền. Cùng với cái kết khó chịu của nó.

Share bài viết như vậy để mọi người đọc cho vui.

Vui thì share mà không vui thì share nha.

Võ Thái Thảo
Võ Thái Thảohttps://vothaithao.com
Dont be the same. Be better.
Dont be the same. Be better.

Bài viết hay