Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Toolset – Skillset – Mindset. Hướng đi nào cho Marketer?

Trong suốt thời gian làm việc, đi dạy, Thảo gặp cực kỳ nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi: Làm thế nào để trở thành một chuyên gia trong ngành Marketing? Ngoài những đầu sách và vài ba lời khuyên nhủ về mindset (mà Thảo tin rằng bạn ấy sẽ trôi tuột ngay sau khi nghe), Thảo cũng chẳng biết chia sẻ gì hơn. Rất ít những bạn nhỏ bây giờ chịu xông pha, cạnh tranh để học điều gì đó, để trở nên tốt hơn. Hướng đi nào cho Marketer?

Tại sao lại là 03 điều này: Toolset – Skillset – Mindset?

Hãy tưởng tượng bạn muốn trở thành một đầu bếp sushi. Việc đầu tiên bạn được học và làm là gì? Hầu hết mọi người sẽ nghĩ là “cắt cá”.

Nhưng không.

“Lính mới” sẽ bắt đầu từ việc lau dọn mọi thứ, đảm bảo căn bếp luôn sạch sẽ, gọn gàng và học keyword đầu tiên trong ngành này. Đó là vệ sinh.

Vị trí “lính mới” này đâu đó kéo dài khoảng suốt vài tháng đến vài năm, tùy vào tình hình phát triển của bạn.

Sau đấy bạn sẽ bắt đầu được học cách chọn gạo và nấu cơm. Kỹ năng này cũng kéo dài thời gian tương tự như việc đầu tiên bạn được học.

Tiếp theo, những kiến thức mới mẻ hơn bắt đầu được khai phá. Cách để lựa chọn một con cá tươi ngon. Rong biển như thế nào là đủ chuẩn. Rau củ được sử dụng trong sushi cũng có một quy trình học tập, kiểm duyệt cực kỳ gắt gao. Sau một thời gian rất dài, lượng kiến thức lý thuyết đủ nhiều, bạn mới được bắt tay vào thực hành.

Ban bắt đầu được học về những kinh nghiệm lựa chọn “tool” cho mình. Tool ở đây là những đồ nghề phục vụ cho việc làm ra được một món ăn, chủ yếu là dao.

Ví dụ một con dao dành cho Itamae sẽ có giá dao động từ khoảng 6.000.000vnd đến vài trăm triệu, tùy thuộc vào những câu chuyện và chất lượng của con dao đấy.

Dưới đây là ví dụ. Con dao này có giá khoảng 399usd ~ 9.400.000vnd. Nguồn: cutleryandmore.com.

Để trở thành một Itamae đúng chuẩn, mọi thứ chưa dừng lại ở đó.

Trong cuốn sách The Connoisseur’s Guide to Sushi: Everything You Need to Know About Sushi, Dave Lowry mô tả bốn tiêu chí để đánh giá một Itamae đúng chuẩn:

  • Cách họ lựa chọn và xử lý nguyên liệu, thức ăn;
  • Cách họ bảo quản, sử dụng các dụng cụ thực phẩm của họ (về cơ bản là dao);
  • Cách họ đối xử với khách hàng của họ;
  • Cách họ cư xử với người xung quanh, cách di chuyển và phong thái làm việc.

Đâu phải làm đầu bếp là chỉ cần quan tâm đến chuyên môn. Để trở thành Itamae, được người đời gọi là Itamae, con đường đó thật sự rất dài.

Dao cho đầu bếp sushi. Nguồn: cutleryandmore.com)

Có một ai đó từng chia sẻ với Thảo về việc này, đại ý rằng nếu một con dao xịn mà rơi vào tay một đầu bếp thiếu kiến thức và kỹ năng, thì cũng chẳng khác gì con dao cùn cắt trái cây tại nhà.

Đúng thật là như vậy. Trong việc nấu ăn:

  • Toolset: Bạn biết và hiểu để chọn lựa được con dao nào tốt, dụng cụ nào phù hợp cho việc nấu ăn.
  • Skillset: Kỹ năng sử dụng tool thật tốt, cần được mài dũa qua thời gian.
  • Mindset: Kiến thức, tư duy, kinh nghiệm.. cần được trải nghiệm và nếm đủ thất bại thì bạn mới có được những thông tin này.

Vậy, rốt cuộc chúng ta hiểu gì về bản chất của 3 điều này?

  • Bộ công cụ: Những cơ chế nào giúp bạn, để phát triển và hoàn thiện kỹ năng, đạt được mục tiêu của mình? Ví dụ: nền tảng, kỹ thuật, mô hình, phương pháp tiếp cận..
  • Kỹ năng: Cách (những kỹ năng, thói quen) bạn hành động và cư xử dựa trên năng lực, kiến thức và hiểu biết của bạn.
  • Tư duy: Cách bạn nhìn, cảm, nhận thức và qun sát thế giới xung quanh – nó bao gồm cả niềm tin và cách bạn đưa ra quyết định về hành vi của mình. Cách bạn giải thích và phản ứng với các tình huống bất ngờ diễn ra.

(Thảo tìm hiểu từ nhiều nguồn để đưa ra được lý luận này; chủ yếu từ notosh.com)

Các cấp độ và thứ tự để phát triển

Nếu buộc phải xem xét và sắp xếp, có lẽ Thảo sẽ xếp toolset là nấc thấp nhất trong chuỗi này.

Vì đây dường như chỉ là việc chúng ta học thuộc lòng, không phải sử dụng quá nhiều kỹ năng tư duy, phân tích và đưa ra quyết định mới.

Sau khi chúng ta học thuộc lòng và sử dụng các công cụ đến mức độ trở thành phản xạ, thói quen, chúng ta nâng cấp độ trở thành skillset. Ở đây, bắt đầu có phát triển việc sử dụng tool có nhận thức và suy tính hơn. Không phải chỉ là những việc ứng dụng tool một cách cứng nhắc, sách vở.

Sau một thời gian dài rất dài, chúng ta phối hợp để học cách sử dụng tool nhuần nhuyễn và học được kỹ năng sử dụng tool có hiểu biết hơn, đến một mức độ phù hợp, chúng ta bắt đầu có những nhận thức và đánh giá cá nhân. Gần như nó trở thành một niềm tin và kiến thức của bản thân về một vấn đề cố hữu nào đó. Đến đây, chúng ta đã tự mình nâng cấp bản thân lên cấp độ mindset – có tư duy.

Tuy nhiên đến đây chúng ta không dừng lại.

Toolset giúp chúng ta biết được tool nào sử dụng lúc nào, cho việc gì.

Skillset giúp chúng ta sử dụng những tool đó đúng, đủ.

Còn mindset giúp chúng ta tìm ra được cách sử dụng tool và skill trở nên hay ho, thú vị và hiệu quả hơn.

Đơn giản hơn, khi chúng ta đã có tư duy tốt, không dừng lại ở đó, chúng ta phải quay lại tối ưu hóa toolset và skillset.

toolset skillset mindset
Chúng ta cần điều gì?

Vậy chúng ta cần lựa chọn để phát triển từ đâu trước?

Hãy nhớ lại câu chuyện “học làm đầu bếp sushi”, thời gian đầu luôn là những công việc mang tính chất có vẻ nhàm chán, nhưng thực chất, đâu đó vẫn có những ý nghĩa nhất định.

Một đầu bếp sushi cần sự tỉ mỉ và cẩn trọng, đến mức chi tiết, tinh vi. Vì vậy việc thử thách chuyện bạn có thể ‘giữ vệ sinh’ không gian bếp là cách để bạn có thể tự kiểm tra xem mình có thực sự có những tính cách, thói quen phù hợp với công việc này hay không. Sâu xa hơn nữa, việc này giúp các đầu bếp sushi trong tương lai hiểu được tầm quan trọng và tạo nên phản xạ mindset tốt trong thời gian làm việc nữa đấy.

Nếu chỉ đôi ba tuần, bạn cảm thấy việc này thật nhàm chán và vô vị, thì đúng rồi đấy. Bạn không phù hợp với công việc này đâu.

Hãy cùng Thảo đọc qua câu chuyện về Leonardo da Vinci những ngày đầu đi học vẽ. Đây là một câu chuyện Thảo rất thích.

Chuyện kể rằng khi Leonardo lên 14, cha cậu quyết định cho cậu theo học nhà điêu khắc nổi tiếng Verocchio. Trong lần gặp mặt đầu tiên, Verocchio đã bảo Leonardo cho xem những bức hoạ cậu từng vẽ. Sau khi xem xong, người thầy giáo đã nói: “Vẽ tranh phải học từ những điều cơ bản nhất.”

Ngày sau đó, Verocchio không dạy Leonardo những lý thuyết hội hoạ hay phương pháp vẽ tranh nào. Ông chỉ đưa cậu học trò nhỏ một quả trứng gà và yêu cầu cậu vẽ quả trứng đó.

Nghe lời thầy, Leonardo chăm chú vẽ quả trứng. Verocchio không dạy thêm điều gì suốt một thời gian dài sau đó, chỉ yêu cầu cậu vẽ trứng. Dù rất chăm chỉ nhưng Leonardo cũng không khỏi chán nản.

Một ngày nọ cậu bèn hỏi thầy: “Thưa thầy, vì sao thầy lại muốn con vẽ trứng gà?”. Verocchio từ tốn hỏi: “Sao vậy, con không muốn vẽ quả trứng nữa à?”

Leonardo đáp: “Ngày nào cũng vẽ trứng gà thì có tác dụng gì ạ?”

Thầy giáo Verocchio mới chỉ vào những quả trứng và nói: “Hãy quan sát thật kỹ. Trứng gà có quả to, quả nhỏ, có quả nhọn, quả thì tròn hơn. Trong vạn quả trứng không thể có hai quả giống nhau. Thậm chí cùng một quả trứng nhưng nếu nhìn từ những góc độ khác sau sẽ có nhiều phiên bản khác nhau. Ánh sáng nhiều hay ít cũng khiến màu sắc trứng thay đổi. Vẽ trứng đâu có dễ. Con học vẽ mà không khổ luyện sao có thể làm nên chuyện?”

Sau lời chỉ dạy của thầy, cậu bé Leonardo không hỏi gì thêm và tiếp tục vẽ trứng gà.

Leonardo Da Vinci vẽ trứng gà để bắt đầu, bạn thì sao? - Master Media  Academy
Leonardo Da Vinci vẽ trứng gà để bắt đầu, bạn thì sao?

Không chỉ riêng công việc vẽ vời, hoặc học để trở thành đầu bếp sushi. Bất kỳ một ngành nghề nào cũng cần chúng ta có những bước đầu tiên.

Marketing cũng thế.

Hướng đi nào cho Marketer?

Thảo gặp rất nhiều các bạn sinh viên, phần lớn các bạn hiện nay khi nhắc đến vị trí công việc Marketer đều nghĩ mình chỉ cần biết chạy Facebook Ads. Thế là đủ.

Đây là một sai lầm thường gặp. Biết được Facebook Ads vận hành ra sao và ứng dụng nó vào trong việc chạy, có thể hiểu đơn giản thời điểm nào nên target khách hàng ra sao.. những thông tin cơ bản đó, cũng có thể được xem là bạn đã hoàn thiện được toolset và skillset.

Tuy nhiên marketing không đơn thuần chỉ là Facebook Ads.

Nói đi cũng phải nói lại. Rất nhiều nhà tuyển dụng cũng chỉ tuyển nhân sự dựa trên những mô tả công việc thực thi như kiểu:

  • Biết viết bài trên blog
  • Biết chạy Facebook Ads, Google Ads
  • Biết design hình ảnh trên social cơ bản

Khiến ứng viên chỉ hiểu đơn thuần và tập trung cho những task thực thi như vậy. Mà bỏ quên đi những thông tin tư duy, kiến thức liên quan đến marketing khác.

Ví dụ một vài từ khóa liên quan đến mindset marketing mà có thể bạn đã hoặc chưa biết:

  • Customer jouney map
  • UX UI
  • Hiểu biết và sắp xếp những kiến thức có hệ thống
  • 4P
  • 7P
  • Insight
  • Key visual
  • Target audience
  • Hành vi khách hàng
  • Persona
  • Gamification
  • Social planning
  • Và cực kỳ nhiều nữa

Mindset được hiểu gọn gàng nôm na là sự kết hợp giữa Kiến thức – Kỹ năng – Kinh nghiệm – Đánh giá.

Để đạt được mindset, không dễ.

Nhưng cũng không quá khó nếu chúng ta hiểu được tầm quan trọng và biết cách để phát triển cho phù hợp.

Hướng đi nào cho Marketer?

Những kiến thức marketing cơ bản bạn có thể quan sát từ những campaign xung quanh mình, từ bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp, ở việc đọc sách và học ở trường lớp.

Hoặc có rất nhiều bên cung cấp những khóa học về tư duy marketing, được cấp cả chứng nhận nữa đấy. Bạn có thể thử tìm hiểu những khóa học tại những thông tin dưới đây:

  • https://academy.hubspot.com/
  • https://skillshop.withgoogle.com/
  • https://www.facebook.com/business/learn
  • https://www.udemy.com/courses/free/

Những quyển sách thú vị bạn có thể tìm hiểu về marketing:

Combo sách Làm chủ hình ảnh
Combo sách Làm chủ hình ảnh

Chuyện đọc sách là việc cập nhật thêm thông tin cho mình. Để biến nó trở thành kiến thức, tri thức.. bạn có thể bắt đầu những công việc để thực hành, giúp mình được có cơ hội thực hành những thông tin mình được học.

Bạn có thể bắt đầu bằng những công việc liên quan về việc sản xuất nội dung (content create):

  • Tạo một blog cá nhân cho mình (sử dụng WordPress cũng là một ý hay)
  • Xây dựng một kênh trên Social như: Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube, Pinterest
  • Trở thành CTV của các kênh báo chí, kênh thông tin điện tử như Vietcetera

Tại sao việc sản xuất nội dung lại rất quan trọng với một bạn Marketer?

Để sản xuất được nội dung, chúng ta không đơn thuần mở trình duyệt viết bài lên và.. viết.

Chúng ta còn cần phải có rất nhiều những kỹ năng, kiến thức, mindset trước đó. Để có thể có một bài viết hoàn chỉnh, nào là research, cách hệ thống hóa nội dung, outline.. trăm tí thứ.

Đó là lý do cũng là nghề viết, nhưng có người thu nhập 20k/bài, có người tính tiền theo mỗi chữ đấy. Thảo cũng đã từng gặp gỡ nhiều bạn bè là người viết. Được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện và bài học hay. Đặc biệt Thảo biết có người đạt giá $1/chữ, tương đương 23.700vnd/chữ.

Nhẩm tính, mỗi bài viết trên blog của Thảo trung bình khoảng 1000 chữ: 2.3700.000/bài viết. Đó là số tiền xứng đáng và thực sự khác biệt giữa cho những người có mindset và số còn lại thì không.

Sau đó, tùy thuộc vào việc bạn dự định phát triển sự nghiệp ra sao, mà bạn hãy nghiên cứu và đầu tư cho phù hợp.

Ở trong ngành marketing thì có rất nhiều phòng ban, với nhiều vị trí, trách nhiệm khác nhau:

Nhóm General marketing:

  • Chief marketing officer
  • Director of marketing
  • Marketing analyst
  • Marketing coordinator
  • Marketing consultant
  • Marketing manager
  • Marketing and promotions manager
  • Marketing specialist
  • Vice president of marketing

Nhóm Brand marketing:

  • Brand activation manager
  • Brand manager
  • Brand marketing manager
  • Brand strategist
  • Director of brand marketing
  • Director of brand strategy

Nhóm Content marketing:

  • Content director
  • Content manager
  • Content marketing manager
  • Content marketing producer
  • Content specialist
  • Content strategist
  • Content writer

Nhóm Digital marketing:

  • Digital marketing manager
  • Digital strategist
  • Director of digital marketing
  • Director of web marketing
  • Director of SEO operations
  • Internet marketing specialist
  • Internet marketing specialist
  • Paid search manager
  • Pay-per-click manager
  • SEM manager
  • SEM specialist
  • SEO manager
  • SEO specialist
  • Web marketing manager
  • Web marketing specialist

Nhóm Marketing communications:

  • Analyst relations manager
  • Analyst relations specialist
  • Corporate communications assistant
  • Corporate communications manager
  • Director of communications
  • Marketing communications manager
  • Marketing communications specialist
  • Media relations coordinator
  • Public relations manager

Nhóm Marketing research:

  • Director of market research
  • Insights analyst
  • Market research analyst
  • Market research interviewer
  • Marketing data analyst
  • Product research analyst
  • Qualitative research assistant

Nhóm Product marketing:

  • Digital product marketing manager
  • Director of product marketing
  • Junior product marketing associate
  • Portfolio marketing manager
  • Product marketing manager
  • Senior product marketing manager
  • Solutions marketing manager

Nhóm Social media marketing:

  • Community manager
  • Digital communications professional
  • Digital media director
  • Director of social media
  • Director of social media marketing
  • Engagement coordinator
  • Engagement manager
  • Multimedia communications specialist
  • Social media editor
  • Social media manager
  • Social media marketing manager
  • Social media strategist

(Tham khảo từ aha.io)

Còn nhiều vị trí nữa, tùy thuộc vào việc bạn đang làm ở client hay agency mà được phân bổ và gọi tên khác nhau.

Thường nhóm nhân sự mới trong một đội ngũ, phòng ban.. sẽ có thế mạnh về toolset và skillset. Nhóm quản lý sẽ có thế mạnh hơn về mindset. Việc đội ngũ có những nhóm người có thế mạnh khác nhau giúp cho công ty không bị quá mất cân bằng. Những team này sẽ hỗ trợ qua lại lẫn nhau, mỗi người một việc.

Sẽ ra sao nếu một phòng ban chỉ có duy nhất một (hoặc hai) người, giỏi hết mọi thứ từ toolset, skillset và mindset? Thảo sẽ có thêm một bài phân tích sau về one-man band để chúng ta có thêm nhiều góc nhìn hơn.

Lời kết.

Có nhiều cách để chúng ta phát triển sự nghiệp, nhưng để hiểu tường tận gốc rễ thì không dễ. Nhất là khi kiến thức này còn bao la và rộng lớn vô cùng.

Xác định được điều gì là sức nặng, bạn sẽ biết cách để đầu tư và phát triển cho hợp lý. Mindset mà thiếu đi toolset, skillset cũng không thể nào vững vàng hoàn toàn được.

Hãy nhớ câu “Vững như kiềng ba chân”, mọi thứ cần cách cân đối cho phù hợp.

Võ Thái Thảo
Võ Thái Thảohttps://vothaithao.com
Dont be the same. Be better.
Dont be the same. Be better.

Bài viết hay