Rất cơ bản về UGC và KOC Booking Video
2025 rồi, nhưng hai khái niệm UGC (User-Generated Content) và KOC (Key Opinion Consumer) Booking Video vẫn bị sử dụng để thay thế nhau. Dẫn đến việc ứng dụng và chiến thuật sử dụng không phù hợp làm giảm hiệu quả của social commerce.
Vì quá nhiều người hỏi, nên Thảo sẽ viết gần như mọi thứ ở đây. Hy vọng có thể giúp bạn phân biệt rõ ràng UGC và KOC Booking. Đồng thời cung cấp những hướng dẫn thực tiễn để áp dụng hiệu quả.
Tuy là nhầm lẫn nhưng không tai hại lắm đâu. 😀
I. UGC (User-Generated Content): Earned Media điển hình
1. UGC là gì?
UGC là nội dung do người dùng tạo ra. Rất đơn giản nhỉ:
- User: Người dùng
- Generated: Được tạo ra
Và đặc biệt là gì? User chia sẻ công khai trên các nền tảng social. Nội dung này không nên. Và thật ra cũng không được phép mang tính thương mại. Tốt nhất nên xuất phát từ trải nghiệm thực tế hoặc cảm xúc cá nhân của người dùng.
Nói một cách khác, đây là một hình thức “truyền miệng” (Word Of Mouth Marketing) bằng các công cụ online.
Ở Việt Nam mô hình này chưa được xây dựng quá chuẩn chỉnh, nhưng có team Hợp Tác Xã Chị Em làm khá ổn. Có hơn 19k content creator sẵn sàng tham gia UGC campaign. Bạn có thể tham khảo. (thật ra admin là tôi đấy)
Ví dụ về UGC: Một bạn nữ review chân thực (có khen có chê) về một sản phẩm mỹ phẩm mà cô ấy đã mua, đã trải nghiệm. Video hoàn toàn tự nhiên và không có sự góp mặt của brand.
Sẵn đang nhắc về earned media. Thì đây.
Earned Media là các hình thức truyền thông mà thương hiệu không trả phí trực tiếp.Các chiến dịch này nhận được sự lan tỏa nhờ nỗ lực làm hài lòng khách hàng.
Đấy là những gì người khác nói về thương hiệu của bạn, như bài đánh giá trên Google Maps, đề cập một cách tự nhiên trên mạng xã hội.
Để tracking được hết tất cả những “earned media” này, brand không có cách nào khác ngoài việc sử dụng social listening tool.
Điểm cốt lõi của Earned Media:
- Đây là loại truyền thông “kiếm được” chứ không phải “mua được.”
- Phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ và chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Nên bất kỳ một sự xen vào của tiền bạc, hoặc brand.. đều biến earned media trở thành “booking” ngay lập tức.
2. Đặc điểm của UGC
- Tính tự nhiên: Người dùng không bị ràng buộc bởi các hoạt động thương mại. Độ tin cậy của nội dung này thường cao hơn các kênh khác vì lý do này.
- Chi phí đầu tư (paid media) thấp: Hầu hết UGC đều được tạo ra một cách tự phát, doanh nghiệp không cần trả tiền. Chi phí tốn nhiều là ở phần phát triển nâng cấp sản phẩm, dịch vụ..
- Độ viral cao: Cách UGC lan toả thực sự mạnh & hấp dẫn nhờ tính chân thực và gần gũi.
- Khó kiểm soát: Vì brand không tham gia, nên UGC có thể là một con dao hai lưỡi. 😀
3. Lợi ích của UGC
Dĩ nhiên từ những đặc điểm nêu trên, UGC mang lại nhiều lợi ích. Nhưng lợi ích nhiều nhất chắc là về 2 chữ “lòng tin”. Người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng vào nội dung do người dùng khác chia sẻ hơn là quảng cáo trực tiếp từ thương hiệu.
II. KOC (Key Opinion Consumer) Booking Video: Dĩ nhiên đây là paid media
1. KOC là gì?
KOC là những người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng nhỏ (micro-influencers). Họ dễ bị nhầm lẫn với UGC vì cũng tạo nội dung đánh giá sản phẩm, dịch vụ dựa trên trải nghiệm cá nhân. Có thể không quá nổi tiếng nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của cộng đồng vì số lượng fan có thể thấp, nhưng mức độ trung thành khá sâu.
2. Đặc điểm của KOC Booking Video
- Tính chuyên môn cao: KOC thường có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hoặc am hiểu trong lĩnh vực cụ thể. Dĩ nhiên Thảo không mention đến những bạn KOC giải trí hoặc có các chủ đề lifestyle khác.
- Tính chân thực: Dù được tài trợ, KOC thường có xu hướng đánh giá sản phẩm trung thực để giữ vững uy tín cá nhân. Tuy nhiên, phần này phụ thuộc nhiều vào kỹ năng protect content của từng bạn.
- Tương tác ổn định & cao hơn KOL: Các nội dung do KOC tạo ra thường nhắm đến nhóm nhỏ user cụ thể.
3. Lợi ích của KOC Booking Video
Lợi ích khá rõ ràng nếu so sánh với UGC:
- Brand được tham gia vào việc chọn lựa profile & góp ý nội dung, thông điệp
- Hạn chế rủi ro truyền thông không đáng có
- Manage được hiệu quả, số lượng, ngân sách trong khả năng cho phép..
III. So sánh UGC và KOC Booking Video
Tiêu chí | UGC | KOC Booking Video |
---|---|---|
Nguồn gốc nội dung | Người dùng tự tạo, ít bị kiểm soát | Dựa trên thoả thuận giữa brand & KOC |
Mức độ tự nhiên | Cao, chân thực, ít thương mại | Có yếu tố thương mại. Tự nhiên hay không thì còn tuỳ. |
Chi phí | Đầu tư thấp, đôi khi miễn phí | Tùy thuộc vào KOC profile & số lượng brand đang cần |
Kiểm soát nội dung | Khó kiểm soát | Dễ kiểm soát hơn do có yếu tố thương mại |
Tác động đến mua hàng | Tác động cao. | Tác động trung bình. |
Thời điểm phù hợp | Khi brand đã xuất hiện trên thị trường một thời gian | Có thể book ngay thời gian đầu go to market |
IV. Kinh nghiệm sử dụng UGC & KOC Booking
1. Khi nào nên sử dụng UGC?
- Brand đã có hàng bán trên thị trường -> Theo lẽ tự nhiên mới có người mua.
- Thương hiệu có mô hình phân phối đã phủ trung bình
- Các hoạt động kích thích tương tác đa chiều
2. Khi nào nên sử dụng KOC Booking Video?
- Khi cần thúc đẩy doanh số
- Khi sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường
- Khi brand cần định vị lại sản phẩm hoặc cần phải làm rõ thông điệp truyền thông
V. Kết
Tuy dễ nhầm lẫn nhưng UGC & KOC booking lại có những đặc điểm và cách sử dụng hoàn toàn khác nhau.
Hy vọng mọi người đã có được những kiến thức cơ bản. 😀 Có câu hỏi hay thắc mắc gì thêm cứ ping Thảo nhé.